Loader

Chế độ ăn toàn thịt khiến lão hóa nhanh và tuổi thọ thấp?

Bởi : | 0 Bình luận | On : 29 Tháng Mười, 2019 | Danh mục : Dinh dưỡng

Chế độ ăn toàn thịt khiến lão hóa nhanh và tuổi thọ thấp? 1

Lão hóa nhanh và tuổi thọ thấp

Cứ nắng 38-40 độ như mùa hè của Hà Nội hay Sài Gòn thì có lẽ những nơi như Alaska, thì dù ở đó trong vài giờ, hoặc chỉ 30 phút thôi cũng đủ khoái rồi. Như bạn biết đó, Alaska là vùng đất nằm sát Bắc Cực, nơi đây nổi tiếng với nghề săn bắt cá voi và những ngôi nhà làm bằng những tảng băng vuông vắn. Cũng giống như bao người Eskimo sống xung quanh Bắc Cực, cư dân bản địa nơi đây, là người Eskimo, sống bằng nghề săn bắt cá voi là chính, khí hậu lại khắc nghiệt, không trồng được rau củ, nên họ sống phần lớn bằng thịt và mỡ. Vì thế, họ bị lão hóa và già đi rất nhanh với tuổi thọ trung bình là 27 tuổi rưỡi. Người Kirgese, một bộ lạc du mục ở miền đông nước Nga, sống chủ yếu bằng thịt, trưởng thành và chết cũng sớm, hiếm người quá được 40 tuổi. Nếu bạn đã từng đọc những cuốn sách về Tây Tạng hoặc xem tranh ảnh có thể thấy người Tây Tạng, Mông Cổ cũng là những người bị lão hóa và già đi nhanh chóng, tuổi thọ thấp vì cuộc sống trên thảo nguyên mênh mông, nơi chỉ có thịt là nguồn thức ăn chính.

Chế độ ăn toàn thịt khiến lão hóa nhanh và tuổi thọ thấp?

Ngược lại, những cuộc điều tra nghiên cứu hiện trường của các nhà nhân chủng học về các nền văn hóa không ăn thịt, qua tư liệu dẫn chứng có được sức khỏe rạng rỡ, khả năng chịu đựng và phép trường sinh của con người. Thí dụ như dân Hunza ở Pakistan, bộ lạc Otomi (thổ dân Mexico) và các thổ dân ở tây Nam Châu Mỹ. Đối với những bộ lạc này, có những cá nhân sống tới 110 tuổi hay hơn nữa mà vẫn khỏe mạnh và rất hoạt động thì không có gì là lạ.

Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) luôn luôn cho thấy rằng các dân tộc tiêu thụ nhiều thịt nhất thì có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất (tim, ung thư) và những nhóm người ăn chay ở các nước khác nhau có tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất.

Như vậy, có thể thấy ăn thịt nhiều, đặc biệt là thịt đỏ, sẽ gây ra sự lão hóa nhanh chóng, từ đó dẫn đến tuổi thọ thấp. Nếu bạn muốn ngăn lại quá trình lão hóa, hãy hạn chế ăn thịt, dùng các thức ăn tự nhiên, rồi hãy tính sang chuyện khác, như ăn chay chẳng hạn, :D.

Chuỗi thức ăn của vũ trụ

Ăn thịt thường được gọi là: ‘Ăn ở cuối dây chuyền thức ăn’. Mời bạn đứng trên cao quan sát cùng Zen nhé! Có thể coi ánh sáng mặt trời chính là một nguồn năng lượng của sự sống, là nguồn thức ăn cho các hành tinh tồn tại, trong đó có trái đất. Trong thiên nhiên có một chuỗi dài những vật ăn: Cây cối ‘ăn’ ánh sáng mặt trời, không khí và nước, một số động vật ăn cây cối, nghĩa là ăn ánh sáng một cách gián tiếp. Một số con thú khác thì lại ăn chính những động vật ăn cây cối này hoặc các động vật ăn thịt khác như nó, vậy là nó ăn ánh sáng gián tiếp một lần nữa. Còn con người, lại đồng thời ăn cả thực vật và động vật, nghĩa là cả gián tiếp 1 và 2. Như vật, xét một cách chính xác, con người chúng ta không những ăn như những con thú kia mà còn tệ hơn chúng là ăn ở cuối dây chuyền thức ăn của vũ trụ rồi, há chẳng nhẽ bạn muốn mình ăn tạp hơn cả thú, ‘vét máng’ của chúng? :))

Yếu tố cơ bản của sinh lực của sự sống

Từ chuỗi thức ăn ở trên, chúng ta biết rằng, mọi đời sống, được nuôi dưỡng bằng năng lượng lấy ra từ ánh sáng mặt trời và nguồn năng lượng này được chứa bên trong các cây xanh, các loại trái cây, các quả hạch (trái hồ đào), ngũ cốc và rau. Khi chúng ta ăn những thức ăn này vào, chúng ta trực tiếp tiêu thụ năng lượng mặt trời. Nói khác đi, chúng ta được nuôi dưỡng bằng thức ăn ‘còn sống’, còn nguyên vẹn hầu hết tất cả năng lượng cần cho sự sống. Khi bạn sưởi ấm dưới ánh sáng mặt trời, hay gọi là tắm nắng, khi ấy bạn cũng thu vào mình trực tiếp hơi ấm, một số vitamin quan trọng không hề có trong các thực phẩm này. Bạn cứ tưởng tượng làn da của anh chàng đi nhà đá mấy năm trời và lại ngồi trong buồng biệt giam thì bạn biết ngay thiếu những vitamin này nó dư lào, :)).

Chế độ ăn toàn thịt khiến lão hóa nhanh và tuổi thọ thấp?

Nhiều thực vật vẫn còn giữ được nguồn năng lượng tạo ra sự sống trong nhiều ngày sau khi nhổ hái, thực tế là chúng vẫn còn có khả năng nảy mầm và mọc lên. Vậy mà, vào lúc thịt được tiêu thụ, nó đã ở trong quá trình thối rữa nhiều ngày rồi. Vì thế, khi chúng ta ăn thịt, chúng ta nuốt vào lượng thức ăn đã chết, thức ăn mà nguồn năng lượng cần cho sự sống hầu hết đã bị phân rã.

Cách đây 2500 năm, nhà toán học Pythagore đã đánh giá cao tầm quan trọng của sinh lực trong các loại thức ăn, ông đã nói: ‘Chỉ có các loại đồ ăn còn tươi, còn sống mới có khả năng làm cho con người hiểu rõ được chân lý’. Hàng ngàn năm nay, các đọa sĩ Yoga và các bậc hiền triết đã dạy rằng cả cơ thể lẫn tâm trí đều bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những thức chúng ta ăn vào. Theo như P.R Sarkar, người thầy về tâm linh vĩ đại, thì ‘cơ thể con người được cấu thành bởi vô số các tế bào sống. Tính chất của những tế bào sống của bạn sẽ được hình thành đúng theo thức ăn bạn ăn vào, và cuối cùng nó sẽ tác động tới tâm trí của bạn tới một mức độ nào đó’.

Các bạn đã cùng Zen đi hết 9 phần để thấy những nguy hiểm từ việc ăn thịt gây ra cho cơ thể chúng ta. Và những nhận thức về chuỗi dây chuyền thức ăn tự nhiên của vũ trụ cùng với yếu tố cơ bản của sinh lực của sự sống đã cho Zen hiểu rằng, thịt không bao giờ là năng lượng sạch cho con người, mà chỉ có năng lượng lấy trực tiếp từ ánh sáng mặt trời nơi cây cỏ, hoa trái mới mang đến cho ta một sức khỏe vững bền, một thân thể tráng kiện, trong sạch để ta đón nhận những thức tỉnh về trí tuệ. Chúc mừng bạn đã có câu trả lời cho mình khi theo Zen tới tận đây, và bạn cũng đã vượt qua nỗi sợ hãi bệnh tật để cùng Zen bước vào giai đoạn mới, giai đoạn về ăn chay.

Nguồn: hoitho.vn

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *