Loader

Phương pháp thực dưỡng

2019-10-30
    Average Member Rating

    forkforkforkforkfork (0 / 5)

    0 5 0
    Rate this recipe

    fork fork fork fork fork

    0 People rated this recipe

    Công thức liên quan:
    • Bò né chay 2

      Bò né chay

    • Khổ qua kho chay 3

      Khổ qua kho chay

    • Cách làm món Mì Quảng xào chay

      Mì Quảng xào chay

    • Cách làm món Súp chua cay chay

      Súp chua cay chay

    • Cách làm món Kho quẹt chay

      Kho quẹt chay

    Phương pháp thực dưỡng (Macrobiotics) là phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống. Phương pháp này được khám phá bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa).

    Phương pháp thực dưỡng

    Macrobiotics là từ ghép của hai từ Macro tức là lớn, lâu dài; Biotic là sinh vật sống. Trong từ điển tiếng Anh, macrobiotics có nghĩa là phương pháp ăn uống theo thiên nhiên để có cuộc sống lành mạnh.

    Phương pháp này phát triển mạnh trên đất nước Nhật Bản sau ngày Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki… và được thế giới biết đến rộng rãi vào năm 1982, sau khi một số tờ báo có uy tín trên thế giới như tờ Paris Match ở Pháp, tờ Life ở Mỹ, tờ Atarashiki Sekaia ở Nhật đồng loạt đăng tải về trường hợp bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia (Mỹ) đã chữa lành bệnh ung thư xương bằng cách ăn gạo lứt + muối vừng. Phương pháp Oshawa trở nên phổ biến, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng và chữa bệnh.

    Nhưng thực ra, từ lâu đời chế độ ăn uống dưỡng sinh đã được đúc kết bởi các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Ví dụ như chế độ ăn bánh mì (lúa mạch) + muối ở Nga; cơm (lúa gạo) + muối vừng ở Việt Nam…

    Dựa trên nền tảng cơ bản này, Ohsawa đã kết tinh lại thành phương pháp thực dưỡng. Phương pháp thực dưỡng bao gồm các nguyên tắc cơ bản, xuất phát từ quy luật âm dương. Mở rộng ra là 7 cách ăn thực dưỡng cùng với lối vui sống tự nhiên. Đây chính là thực dưỡng cổ truyền mà Ohsawa đã khám phá và tổng hợp lại (để tìm hiểu về thực dưỡng cổ truyền, các bạn có thể tham khảo các tác phẩm của George Ohsawa…).

    Nhưng thực dưỡng không chỉ gói gọn trong các thực phẩm ngũ cốc, mặc dù nó là cơ bản, mà nó còn mở rộng ra khắp trong cuộc sống hàng ngày, từ các thực phẩm xung quanh ta đến lối sống hiện đại mà loài người đang đối mặt. Chính vì thế thực dưỡng hiện nay được phát triển nhằm thích ứng với xã hội, lối sống hiện đại – Đó là thực dưỡng hiện đại (để tìm hiểu về thực dưỡng hiện đại, các bạn có thể tham khảo các tài liệu của Michio Kushi, Herman Aihara…).

    Theo giáo sư Ohsawa, có thể chia thành 10 cách ăn uống xếp theo tỷ lệ ngũ cốc từ 100% xuống 10% như sau:

    Số 7. Ngũ cốc 100% (Gạo lứt, mỳ lứt, mạch, kê, ngô ‘bắp’ nguyên hạt).
    Số 6. Ngũ cốc 90%, rau dương 10% (củ cải, cà rốt, rau cải các loại, bí đỏ – nên dùng rau củ sạch không sử dụng thuốc sâu và phân hóa học).
    Số 5. Ngũ cốc 80%, rau dương 20%.
    Số 4. Ngũ cốc 70%, rau dương 20%, rau âm 10% (các loại rau bí xanh, đậu nành, đậu côve, đậu đũa, đậu Hà lan, đậu xanh, rau muống, rau đắng, rau diếp, dưa leo, dưa gang – âm ít; các loại cà ta, cà chua, khoai tây, khoai ta, măng ta, măng tây, giá đậu – âm nhiều).
    Số 3. Ngũ cốc 60%, rau dương 30%, rau âm 10%.
    Số 2. Ngũ cốc 50%, rau dương 30%, rau âm 10%, động vật 10% (bậc cao là thú và gia cầm; bậc thấp là tôm, cá, trứng gia cầm, trai, hến – nuôi đúng phép).
    Số 1. Ngũ cốc 40%, rau dương 30%, rau âm 10%, động vật 20%.
    Số -1. Ngũ cốc 30%, rau dương 30%, rau âm 10%, động vật 20%, rau sống trái cây 10%.
    Số -2. Ngũ cốc 20%, rau dương 30%, rau âm 10%, động vật 25%, rau sống trái cây 10%, tráng miệng 5%.
    Số -3. Ngũ cốc 10%, rau dương 30%, rau âm 10%, động vật 30%, rau sống trái cây 15%, tráng miệng 5%.

    Mười cách ăn trên đây theo tỷ lệ quân bình âm dương, tùy theo khả năng dung nạp của mỗi người, trong đó cách ăn số 7 là cách ăn cao nhất và giản dị nhất toàn ngũ cốc, cách ăn số -3 là cách ăn thấp nhất cũng là cách ăn phức hợp nhiều loại, đây là một cách ăn khó nhất trong chữa bệnh, vì cần phải điều chỉnh đúng với tình trạng bệnh tật thì mới hiệu quả. Bởi vậy nên khi bắt đầu nên ăn theo số 7, trong khoảng 10 ngày và tuân theo các chỉ dẫn sau đây:

    – Không nên dùng thức ăn do kỹ nghệ sản xuất và đồ ăn có nhuộm màu hóa chất, hoặc bảo trì, nói chung các thức ăn đóng hộp vô chai.

    – Khi sức khỏe tăng dần ta có thể nới rộng cách ăn một cách thận trọng, từ cách số 7 đến số 3 trong một thời gian lâu chừng nào tốt chừng ấy, nếu tình trạng sức khỏe không khả quan thì nên ăn chuyên số 7, cách số 7 thì kết quả bao giờ cũng được mỹ mãn trăm lần không sai một, nếu ta vững tin và bền chí.

    – Đừng ăn rau trái bón bằng phân hóa học, hoặc rảy thuốc sát trùng.

    – Đừng ăn thức ăn các nơi xa (trên 50 cây số cách chỗ mình đang ở) đem tới, nhất là đồ ăn đã đóng hộp.

    – Đừng ăn rau củ trái cây trái mùa.

    – Tuyệt đối tránh những thức ăn cực âm như : khoai lang, khoai tây, măng và các loại cà: cà chua, cà đĩa (cà trắng), cà dái dê (cà tím).

    – Đừng ăn các chất gia vị hóa học, trừ ra muối biển, vì các chất gốc hóa học rất âm.

    – Đừng uống cà-phê, không nên uống các thứ trà có nhuộm màu bằng thuốc hóa học, nên uống loại chè thiên nhiên chưa chế biến, lá chè càng già càng tốt.

    – Hầu hết thức ăn động vật (gồm cả bơ sữa, phó mát) như gà, heo, bò nuôi theo công nghiệp, thường ở các nước kỹ nghệ tiên tiến thường nuôi bằng những thức ăn có pha chế các chất hóa học, hoặc các loại thuốc kích thích tăng trọng lượng. Nếu muốn ăn chút ít thịt cá, thì nên ăn các loại chim trời, cầm thú hoang dã, cá nhỏ còn tươi, sò hến, phần nhiều ít bị nhiễm hóa chất.

    – Đình chỉ dùng mọi thứ thuốc men, nhất là các loại thuốc tổng hợp bằng hóa chất, trong thời gian chữa bệnh theo phương pháp này.

    – Nhai thật kỹ, nhai đến lúc nào có cảm giác cơm biến thành sữa là được. Muốn mau lành bệnh chừng nào thì càng phải nhai kỹ chừng ấy, vì thức ăn đưa vào miệng chịu tác dụng cơ học là sự nhai, giúp thức ăn được nghiền nát, và tác dụng hóa học do diếu tố trong nước bọt thấm vào thức ăn giúp tiêu hóa tinh bột ngay từ miệng giúp cho bao tử tiêu hóa nhẹ nhàng.

    Càng nhai kỹ thì nước bọt càng tiết ra rất nhiều, mà theo trường phái luyện đạo trường sanh của Tiên gia, rất quý trọng nước bọt, họ gọi là nước ngọc tuyền, dùng để trị ngũ lao thất thương, là một thứ diệu dược giúp con người sống lâu, tăng tuổi thọ, họ khuyên mỗi ngày nên diêu động cái lưỡi cho nước bọt ra nhiều, rồi nuốt cho sâu xuống tận đơn điền, mỗi ngày bốn thời vào Tý Ngọ Mẹo Dậu, thì sống lâu không tật bệnh. Thầy thuốc Trình Chung Linh (Trung quốc) khuyên nên dùng nước bọt, ông gọi là Hoa trì, nuốt càng nhiều càng bổ chân âm, giúp cho âm thăng hỏa giáng, những người chân âm khuy tổn thì nên dùng nước bọt mà bổ.

    Gạo lứt và cách nấu:
    (Theo kinh nghiệm của Diệu Minh)

    Chọn gạo lứt:

    Tốt nhất là chọn gạo lứt hạt tròn và có mầu đỏ; lý tưởng nhất là tìm được loại gạo sạch (gạo nương chẳng hạn), hạt tròn dương hơn hạt dài, mầu đỏ dương hơn mầu trắng. Bệnh tật hầu như bắt nguồn từ quá nhiều âm mà ra, cho nên bạn hãy bắt đầu bằng cách nghiêng về bên dương một ít và phải dương hoá cơ thể một cách từ từ, bạn nên tìm cho mình một chuyên gia về ẩm thực tin cậy, tới học và hỏi kinh nghiệm. Hãy chọn thực phẩm dương từ thực vật thì tốt hơn từ động vật.

    Con người vì ăn uống sai lầm đã mang theo nó trí phán đoán sai lệch trật tự của vũ trụ, và họ đang cho “ra đời” những sản phẩm sái tự nhiên làm biến đổi cơ cấu sinh lý học của chính con người, ai sẽ là người bị chịu hậu quả của nó? Ai còn là con người thiên nhiên đây? Chúng ta hãy nhắc nhau tự bảo vệ lấy sinh mạng của mình.

    Có nhiều cách nấu cơm lứt cho mềm và ngon; chúng tôi đưa ra hai cách chính:

    Cách thứ nhất:

    Đãi và để ráo nước từ tối hôm trước
    Sáng sớm hôm sau nấu như bình thường, cho nhiều nước hơn cơm gạo trắng. Khi gần cạn cho chút muối như nấu canh, đảo đều và vặn nhỏ lửa. Không nấu cơm bằng nồi cơm điện.
    Cơm lứt nấu ngon nhất là nấu bằng nồi đất và dùng củi, than hoa. Thứ nữa là dùng bếp ga và nấu bằng nồi áp suất; lựa chọn loại nồi hơi cao thành và có thể hấp một số thức ăn cùng khi nấu cơm lứt…
    Cách thứ hai:

    Đãi sạch cát sạn.
    Nấu hai lần
    Lần đầu sôi 10 -15 phút tuỳ số lượng gạo nhiều hay ít, bắc nồi ra để sau 15 -30 phút sau nấu lại lần thứ 2, làm kiểu này tiết kiệm nhiên liệu và thời gian, khoảng giữa hai thời gian có thể dùng để nấu thức ăn…
    Cho nhiều nước hơn bình thường, gần cạn cho chút muối, ước chừng như nấu canh nhạt.
    Hãy nấu ăn với lòng biết ơn và sự minh triết của ông bà tổ tiên, của các chư vị như đức Phật, của đức Chúa,…
    Ông Bà mình đã cho tuyển chọn xem ai nấu ăn giỏi mới “chịu” nhường ngôi báu, và nước Nam ta có sự tích Bánh Chưng Bánh Dầy để biểu thị cho điều đó.
    Ông bà mình đã nhường ngôi cho người con biết đặt “cơm gạo” vào trọng tâm đời sống của con người, “cơm tẻ là mẹ ruột”.
    Thực dưỡng hiện đại:
    (Theo kinh nghiệm của Lương Trung Hưng)

    “Gạo lứt chỉ là phương tiện, cho nên nếu bạn biết thực dưỡng thì không cần gạo lứt (nghĩa là bạn ăn gạo trắng), bạn vẫn có thể mạnh khỏe, giải trừ bệnh tật, sống vui, vô bệnh!
    Tuy cái cần yếu là bạn biết cái gì nên ăn, nhưng quan trọng hơn là bạn biết cái gì không nên ăn tùy theo tình trạng của cơ thể bạn lúc đó!”

    Gạo lứt muối mè số 7 không phải là Thực dưỡng mà gạo lứt muối mè số 7 là một phần của Thực Dưỡng. Hầu hết người Thực dưỡng đều biết lợi ích và khả năng kỳ diệu của gạo lứt muối mè số 7, nhưng nó là khắc tinh của: người bệnh nặng trầm kha, người lệ thuộc quá nhiều và quá lâu vào thuốc Tây làm bằng hóa chất, người mà khả năng tiêu hóa và biến dưỡng tồi tệ…

    Vì vậy người Thực dưỡng vẫn có thể ăn gạo trắng (khi không có gạo lứt) mà có sức khỏe tốt vì họ biết họ cần thêm những gì, trong khi người phi Thực dưỡng thì không biết nên họ mới dể mắc bệnh và bệnh dai dẳng!

    Thực dưỡng không phải là ăn chay, mà cũng chả phải ăn mặn mà là như tôi đã phân tích:

    1) Đạm động vật hoặc nếu ăn chay thì thay vì ăn cá tép con thì ăn trứng, sữa… liều lượng từ 1% (cho người ít hoạt động) đến 10% (cho người khỏe mạnh và hoạt động nhiều về thể chất) trong tổng số thực phẩm.

    2) Tinh bột: Dùng gạo lứt và ngũ cốc lứt với liều lượng 50% – 60% trong tổng số thực phẩm.

    3) Chất béo: Dùng các loại hạt như mè, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó (walnut), dầu mè, dầu cám gạo, dầu ô liu…

    Ngoài ra cần các thức ăn thực dưỡng : tamari, miso, natto, tekka, sắn dây, mơ muối, dentie, dưa muối cám, canh dưỡng sinh…..cùng với 25% – 30% các loại rau củ nấu chín.

    Có thể dùng thêm trợ phương PHSL (Age Reviver), Alive Probiotic (viên nang 25 tỷ vi khuẩn hữu ích) nếu cảm thấy cần.

    Nếu vì lý do gì mà bạn không có cơm lứt mà ăn cơm trắng thì ít nhất 1 chén cơm phải có 1 chén rau củ nấu chín.

    Dĩ nhiên là phải đọc các loại sách thực dưỡng: sách cổ và sách hiện đại… và tự mình rút ra cách đúng nhất cho chính bản thân, sau đó là truyền đạt cho người khác !

    Phương pháp thực dưỡng

    Ăn Thực Dưỡng hiện đại là an toàn, chữa bệnh mau lành, có kết quả tốt hơn Gạo lứt muối mè số 7 vì :

    1) Cơ thể tự giải trừ chất độc (tống độc) theo khả năng lục phủ, ngũ tạng của bệnh nhân và loại dần ra khỏi cơ thể.

    Trong khi Gạo lứt muối mè số 7, tống độc nhanh hơn khả năng của cơ thể nên gây phản ứng, và chính những phản ứng này làm cho cơ thể chịu không nổi gây ngộ độc, làm cản trở tiến trình lành bệnh, làm bệnh tái đi tái lại, có khi những phản ứng này gây chết người.

    Nếu tình trạng của bệnh nhân quá tệ hại, theo Gạo lứt muối mè số 7 là cầm chắc 100% cái chết trong tay; trong khi theo Thực Dưỡng hiện đại có rất nhiều người được chữa lành (theo kinh nghiệm và thống kê của Thực Dưỡng thế giới).

    2) Cơ thể người bệnh nặng, bệnh trầm kha… hoàn toàn mất khả năng biến dưỡng từ Gạo lứt muối mè số 7, nên rất nguy hiểm, gây xáo trộn nặng nề cho họ và dĩ nhiên là lợi bất cập hại.

    Tôi xin lập lại Gạo lứt muối mè số 7 là khắc tinh của: bệnh trầm kha, bệnh lệ thuộc quá nhiều và qua lâu vào các loại thuốc Tây Y làm bằng hóa chất như: bệnh tiểu đường nặng, bệnh suy tim nặng, bệnh cao áp huyết nặng…

    Ngoại trừ những người mang bệnh nặng và đang chữa trị bằng Thực Dưỡng thì tuỳ theo bệnh trạng mà phải kiêng cử một số thức ăn nào đó.

    Ngoài ra các bạn không cần phải kiêng cữ quá mức; tiên sinh Ohsawa từng viết trong nhiều sách của Ngài: nếu bạn hiểu biết và tuân thủ Thực Dưỡng thì bạn có thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn hay sao?

    Cá nhân tôi thì tuỳ theo từng lúc: thích ăn giá (cả chín lẫn sống), nấm… thỉnh thoảng lại ăn cà, măng… lại ăn kem, bánh ngọt, sữa, đường (các siêu thị tạp hóa ở Úc có bán loại đường cát đen gọi là “dark brown sugar” rất ngon), cà phê, kem lạnh… là những thứ rất âm mà hầu hết người Thực Dưỡng đều tìm cách tránh xa… NHƯNG thưa các bạn, cơ thể chúng ta cần cả âm lẫn dương! và quan trọng nhất là lượng mà bạn ăn vào! Vì lượng hóa phẩm mà! Nếu bạn ăn các loại rất âm với lượng nhỏ thì nó chẳng những không hại mà có khi có lợi nữa!

    Tôi lấy ví dụ: con khỉ mà không ăn chuối thì chúng không khỏe vì trong thiên nhiên chúng leo trèo quá mức; cho nên tự nhiên chúng rất thèm chuối và luôn tìm chuối để ăn cho không mằc bệnh ! (Còn tôi khi ăn chuối thì hấp chín trước khi ăn và trước đó tôi ăn nhiều rau, vì tôi hoạt động ít hơn con khỉ nhiều lần).

    Cho nên nếu bạn là người hoạt động thể chất nhiều thì nên dùng thêm chút ít thức ăn âm cho nó quân bình!

    Cái chính là sau khi bạn ăn, bạn phải để ý xem cơ thể bạn khõe hay yếu hơn? Có gây trở ngại hay bệnh cũ tái phát không ?

    Còn cách chế biến nữa! Nếu là cà tím thì nên nướng cho cháy vỏ, cho chín bên trong và dầm với nước mắm hay ăn với mắm kho thì bạn đã dương hóa trái cà rồi! Cái rất âm của quả cà tím không còn nữa!

    Nếu bạn đang ăn theo số 7 thì coi chừng: bạn ăn bất cứ thứ gì khác bạn cũng sẽ bị phản ứng ngay tức thì!

    Còn nếu bạn không ăn theo số 7 thì các loại rau rất cần và thân thiết với bạn và bạn nên ăn thường xuyên mới đúng chứ! Ít nhất rau cũng phải chiếm 1/2 so với ngũ cốc!

    Là người Thực Dưỡng bạn cần có dồi dào sức khỏe và có thể ăn bất cứ thứ gì tùy thích!

    Ohsawa cũng nói đến Thực dưỡng thực sự trong một đoạn trong cuốn “Nội lực tự sinh”:

    Một vị thiền sư già mắc chứng xuất huyết ở não, một ống chân bị bại, lại mang chứng tiểu tiện bất cấm, vì sợ phạm tội bất kính trước Phật đài mỗi khi lễ bái hoặc tham thiền nên đến nhờ tôi chữa bệnh.

    Sau khi thăm bệnh tôi ra thực đơn ghi thêm cách kho 12gr cá với nước tương để dùng 2 lần mỗi tuần.

    Thấy vậy nhà sư bối rối bảo rằng:

    – Khó lòng quá, suốt đời tôi không bao giờ ăn cá cả, đã 75 năm rồi!

    Tôi điên đầu vì vấn đề này!!! Tôi nghĩ nát nước…Tôi liền thay thế món cá bằng thứ rễ cây bồ công anh.

    Bốn mươi ngày sau, vị sư già trở lại, khoẻ mạnh như một chàng trai. Nước tiểu đã giảm đến hai phần ba, ông đi lại như thường rồi.

    Tuy nhiên để khỏi băn khoăn, tôi phái một trong những môn sinh của tôi đến tại chùa để quan sát cách nấu nướng và lối ăn uống của vị thiền sư như thế nào. Lúc trở về, người môn sinh ấy trình rằng:

    – Lạ quá! Canh nấu với miso thì lõng bõng cả nước là nước, cơm thì nửa sống nửa chín, món bồ công anh xào khô thì để cả củ như lẻ củi tròn… Úi chà chà! Thế mà vị lão sư ăn một cách điềm nhiên.

    Một lần nữa tôi lại điên đầu!!! Chẳng lẽ điều quan trọng không nằm ở thực phẩm? Điều quan trọng cơ bản phải chăng là ở niềm tin hay nội lực? Hay là ở nội tâm?

    Nguồn dienchan

    Loại công thức:

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *