Thực dưỡng-khám phá những điều bạn chưa biết
2019-10-30- Xuất xứ: Việt Nam
- Lớp: Người mới
- Cấp độ kỹ năng: Dễ
- Add to favorites
Average Member Rating
(0 / 5)
0 People rated this recipe
Công thức liên quan:
Theo thực dưỡng, Anh Nguyễn Anh Vũ – sáng lập nên web bepthucduong.com cho biết: “Cơm gạo lứt muối mè món ăn chính mà mọi người nên biết. Bởi nó được gọi là món chủ lực và là nguyên liệu chính để ăn theo phương pháp thực dưỡng. Nhưng nấu sao cho ngon và đúng thì không phải ai cũng có phương pháp”.
Nguyên liệu chính để nấu là gạo lứt và muối hầm, theo hướng dẫn của anh Vũ, “Nấu nước sôi, đổ gạo và muối hầm vô nước sôi và khuấy đều. Đậy nắp nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc nồi xuống vẫn đậy nắp thêm một chút, sau đó nhắc nồi lên bếp, nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín. Nếu cơm khô, thêm nước; nếu cơm nhão thì bớt nước. Tiếp đó phải chế biến món mè để ăn kèm. Nên mua mè sạch để không phải đãi. Khi rang mè, nhúng tay cho ướt để bóp sơ mè cho thấm nước mới rang thì mè thơm hơn là rang khô. Mười phút sau, mè nguội, bỏ vô cối nghiền chung với muối hầm. Lưu ý là mè trộn muối rồi chỉ được sử dụng 4 ngày. Riêng với món cơm gạo lứt muối mè thì không bất cứ giờ nào cũng được, tuy nhiên trước khi ngủ hai tiếng, không được ăn. Cơm gạo lức có thể được dùng với các loai canh khác nhau.
Nếu đã nhàm chán với kiểu ăn cơm gạo lứt trộn cùng với đậu thì có thể làm món sushi với nguyên liệu là dưa leo và cà rốt. Bên cạnh đó, có thể nắm cơm thành những nắm nhỏ, với vài miếng ca-la-thầu làm nhân. Lăn nắm cơm qua lá tía tô là bạn đã có ngay một món ngon vừa dễ làm vừa có hình thức hấp dẫn.
Nguyên liệu gạo lứt còn có thể được dùng để chế biến bánh xèo. Chị N.M.Trang, nhân viên văn phòng tại TP.HCM – người đã theo đuổi phương pháp thực dưỡng nhiều năm nay cho biết: “Trước khi xay gạo lứt với nước để làm bột thì ngâm khoảng ba tiếng. Sau đó cho bột sắn dây, nước lạnh vào cùng gạo lứt. Tiếp theo, trộn bột gạo lứt với hai muỗng cà phê muối, hai muỗng canh dầu mè. Trong thời gian đó nên hấp chén để làm bánh xèo trên xưởng hấp khoảng 6 phút rồi mới cho bột vào chén. Thời gian để bánh xèo chín là 20 phút, dấu hiệu nhận biết là bột gạo lứt chuyển sang màu nâu đỏ. Để món bánh xèo ăn nhiều mà không ngán thì nên làm nhân với nguyên liệu là cà rốt và hành lá. Cắt nhuyễn hai nguyên liệu này, cho vào phi chung với đầu hành cho thơm, nêm thêm ít muối. Khác với bánh xèo bình thường, bánh xèo thực dưỡng được ăn kèm với nước tương”.
Ngoài ra còn có cách biến tấu cùng với gạo lức như: “Nguyên liệu dành cho 5 phần ăn gồm: 500 gr bánh mì sandwich gạo lứt (lúa mạch), 300 gr chuối già, 1 kg chuối sứ, 300 gr dừa nạo, 1 muỗng cà phê muối, mè rang vàng. Bánh mì, chuối già bóp nhuyễn trộn chung. Dừa nạo ra ngâm nước nóng khoảng 15 phút, vắt lấy 500 ml nước cốt, nêm muối, trộn với hỗn hợp bánh mì. Lót lá chuối tươi dưới đáy khuôn, thoa dầu mè lên lá, rắc mè rang vàng lên. Rải chuối sứ đã được cắt thành lát mỏng theo vòng cho hết mặt khuôn. Cho hỗn hợp bánh mì vào, làm cho bằng mặt, rải tiếp chuối sứ lên mặt bánh, rắc mè, đậy lá chuối tươi lên. Cho bánh vào lò nướng mười phút, lật mặt bánh nướng thêm mười phút là hoàn thành”.
Thực dưỡng không chỉ có gạo lứt
Đúng là gạo lứt là nguyên liệu không thể thay thế được nếu như bạn đang ăn theo kiểu thực dưỡng, nhưng trong thế giới thực dưỡng đâu chỉ có mỗi gạo lứt. Khi khám phá thế giới ẩm thực ấy, bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Bởi ở đó, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn không chỉ độc – lạ mà còn ngon nữa. Đầu tiên không thể không nhắc đến hạt kê.
Chị Trang cho biết: “Hạt kê rất khó ăn nếu được chế biến riêng lẻ nhưng khi kết hợp cùng các nguyên liệu khác thì lại là một món ngon khó cưỡng. Xào kê cùng với hành tây, cà rốt, đậu Hà Lan, hạt hạnh nhân và rong biển rang tương cũng là sự lựa chọn tuyệt vời”. Kê còn có thể được dùng để làm nguyên liệu chính cho món súp cùng ngưu bàng, hành tây, cà rốt và bắp cải. Nếu không thích ăn súp kê, thì món cháo kê bắp cải với nguyên liệu phụ là bắp cải, rong biển phổ tai, hành tây cũng sẽ giúp bạn vừa ăn ngon miệng mà cơ thể lại được cung cấp lượng protein cần thiết.
Đã là tín đồ của thực dưỡng thì không thể không biết đến ngưu bàng. Đây là loại nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất mà lại ít calories. “Ngưu bàng có thể được nấu theo nhiều kiểu như luộc, xào và còn được dùng làm nguyên liệu chính cho món bánh bao. Bí quyết để giữ hương vị của ngưu bàng là không nên gọt vỏ mà chỉ cạo bụi bẩn bằng dao cùn và nước sạch”, anh Vũ tiết lộ.
Ngoài ra, món mì tảo spirulina cũng được nhiều dân sành ăn thực dưỡng yêu thích vì hàm lượng protein cao, lại chứa các amino a xít thiết yếu. Chế biến món này cũng khá đơn giản, chỉ cần nấu mì riêng với ít muối, rồi trộn với dầu ô liu hoặc nước tương tự nhiên. Sau đó trộn chung với củ cải đỏ, ớt chuông, cà rốt, rau mầm, hạt hướng dương rang, bơ đậu phộng. Trong ẩm thực thực dưỡng, củ cải trắng được chế biến rất công phu. Ngoài ngâm cùng với tương như phương pháp truyền thống thì củ cải trắng còn được kho với rong biển, rau cải xoăn và đậu phụ. Món này có hương thơm và vị rất ngọt nên rất hợp cho những ai hảo ngọt mà không muốn dùng đường.
Nguồn nongthonviet